Độc đáo trong cách thưởng thức
Khi Bánh tẻ Hưng Yên chín bóc bỏ phần lá, bánh có màu xanh của lá dong, mịn căng; thơm lừng mùi gạo xen mùi lá bánh đã chín có thể ăn nóng luôn cùng nước mắm ớt, tương ớt; hoặc tương bần tùy vào sở thích của mỗi người. Còn khi ăn nguội bánh ăn dai, giòn, thơm; béo mà không ngấy vì bột bánh làm từ gạo tẻ.
Bánh tẻ Văn Giang cũng được dùng trong các dịp cỗ bàn; lễ cưới, hội hè, Tết cổ truyền…Như một món khai vị. Không những vậy bánh tẻ Văn Giang còn được sử dụng nhiều làm quà biếu; như một đặc sản quê hương. Người xa xứ lâu năm, cắn một miếng bánh tẻ Văn Giang; ký ức tuổi thơ như bừng tỉnh lại, nhớ về quê hương cội nguồn nhiều hơn.
Cách làm bánh tẻ Hưng Yên
Nguyên liệu để làm ra 1 chiếc Bánh tẻ Hưng Yên vô cùng đơn giản gồm gạo tẻ thơm; dẻo và nhân gồm thịt lợn, mộc nhĩ, hành khô, hạt tiêu, bánh được người dân nơi đây; gói bằng lá dong.
Nguyên liệu nhìn có vẻ đơn giản. Tuy nhiên để có được những chiếc bánh thơm ngon thì không phải chuyện dễ dàng; nó đòi hỏi rất nhiều kinh nghiệm, sự khéo léo trong từng công đoạn; mà quan trọng nhất là công đoạn làm bột.
Sau khi ngâm gạo khoảng 3-4 tiếng thì đem xay với nước vôi trong; cho lên bếp đun và quấy đều tay với lửa nhỏ cho bột chín khoảng 50%; quá trình nấu bột cho thêm một chút gia vị đợi đến khi bột hơi quánh; quấy thấy nặng tay thì được.
Khi bột được nấu xong dùng máy đánh nhuyễn cho bột không bị vón cục; đây là công đoạn quan trọng nhất quyết định chiếc bánh có ngon hay không; bột non hoặc già quá sẽ khiến bánh mất đi vị ngon.
Sau khi bột được đánh nhuyễn đổ ra mâm để khoảng 30-40 phút cho bột ráo; và nguội sau đó dùng tay hoặc thìa xúc từng phần bột lên lá dong; và cho nhân vào bên trong.