09.6789.1222

Bánh tẻ là một loại bánh truyền thống được lưu truyền qua nhiều đời ở nhiều vùng miền, góp mặt trong các ngày tết cùng với bánh chưng xanh, trong đó phải kể đến bánh tẻ ở vùng đất Văn Giang, Hưng Yên. Nơi tạo ra những chiếc bánh tẻ mang hương vị đặc trưng, nổi tiếng khắp cả nước. Nơi đây được mệnh danh là cái nôi của nghề gói bánh tẻ nay đã phát triển thành làng nghề được đăng kí tại cục sở hữu trí tuệ. Vậy điều gì đã tạo nên nét đặc trưng cho những chiếc bánh tẻ Văn Giang này?

bánh tẻ

Ai đã từng ăn qua bánh tẻ của thị trấn Văn Giang- Hưng Yên thì chắc hẳn đều không thể quên được vị ngọt của thịt, mùi thơm của hành, cái giòn của mộc nhĩ và sự dẻo thơm của bột bánh. Với những nguyên liệu rất đơn giản nhưng điều quyết định đến chất lượng cũng như hương vị của bánh lại phụ thuộc rất lớn vào tay nghề, sự khéo léo cũng như kinh nghiệm của người làm bánh.

Thứ nhất là về công đoạn ráo bột. Gạo tẻ thơm sau khi ngâm từ 3- 4 tiếng thì đem xay với nước vôi trong, rồi cho lên bếp đun nhỏ lửa, quấy đều tay đến khi bột chín 50%. Nêm vào một chút muối và mì chính, quấy đến khi bột quánh lại là được.

Tiếp theo dùng máy đánh nhuyễn bột để bột không bị vón cục, chú ý không để bột quá già hoặc quá non đều ảnh hưởng đến chất lượng của bánh. Sau đó để bột khoảng 35- 40 phút cho bột nguội và ráo nước là có thể dùng để làm bánh.

bánh tẻ

Thứ hai là về phần nhân bánh, một phần cũng quyết định không nhỏ đến hương vị của bánh. Nhân bánh bao gồm các nguyên liệu là thịt lợn ba chỉ thái hạt lựu, mộc nhĩ thái nhỏ, hành khô thái nhỏ rồi phi thơm. Trộn tất cả phần nguyên liệu này lại với nhau sau đó đảo chín và nêm nếm gia vị cho vừa miệng.

bánh tẻ

Thứ ba là về công đoạn gói bánh. Chia bôt thành những phần nhỏ bằng quả trứng gà, rồi dàn bột lên trên bề mặt của lá dong hình thuyền. Tiếp đến cho phần nhân đã chuẩn bị vào giữa bột rồi gói lại sao cho hai đầu bánh thuôn dài (phình to ở giữa và hai đầu nhỏ lại). 

bánh tẻ

Cuối cùng là đến công đoạn luộc bánh. Có thể đem luộc hoặc hấp cách thủy, chú ý đun sôi nước rồi mới cho bánh vào chứ không nên bỏ bánh vào luộc cùng khi đun nước. Sau khi cho bánh vào thì đun sôi khoảng 20 phút, hạ nhỏ lửa. Sau khi bánh chín thì vớt bánh ra để khoảng 5 phút cho ráo là có thể thưởng thức được. 

Bánh tẻ có thể ăn cùng với các loại nước chấm là nước tương ớt, nước mắm ớt hoặc tương bần Hưng Yên, cái này tùy thuộc vào khẩu vị của từng vùng miền.

Với những nguyên liệu hết sức đơn giản và bình dị, những con người vùng đất Văn Giang- Hưng Yên đã làm ra những chiếc bánh tẻ hết sức thơm ngon, mang đặc trưng của người dân vùng đồng bằng Bắc Bộ. Ngày nay bánh tẻ Văn Giang đã trở thành loại bánh đặc sản, gây thương nhớ cho những người đã từng thưởng thức qua. Ai chưa từng một lần thử qua bánh tẻ Văn Giang thì hãy thử ngay nhé, để cảm nhận được hương vị đặc biệt của loại bánh này.